Print-On-Demand liệu chỉ bán áo thun? Thách thức và cơ hội

Print-on-demand có phải chỉ bán áo thun? Cẩm nang cho người mới bắt đầu

Print-On-Demand-có-phải-chỉ-bán-áo-thun.teeinblue

Ngành Print-On-Demand hay còn được viết tắt là POD đã từ lâu là một mô hình kinh doanh phổ biến và siêu lợi nhuận trên nhiều quốc gia Phương Tây. Tại Việt Nam, POD cũng đã dần trở thành một nhánh kinh doanh quen thuộc và đang phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nhà kinh doanh còn chưa hiểu rõ và đúng về mô hình này.

Trong bài viết này, teeinblue sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về Print-On-Demand và những tiềm năng trong ngành.

Print-On-Demand là gì? Những sản phẩm nổi bật

Print-On-Demand (POD), hiểu theo nghĩa tiếng Việt là in theo yêu cầu, là một mô hình thương mại điện tử cho phép người bán hàng tự thiết kế hình in lên các sản phẩm tuỳ chỉnh mà không cần lưu trữ hàng tồn kho vật lý. Người bán sẽ cần liên kết với bên dịch vụ thứ 3 về cung cấp in ấn.

Quy trình in ấn, chuẩn bị và vận chuyển hàng đến tay người dùng sẽ hoàn toàn được nhà cung cấp này đảm nhiệm. POD sinh ra để giải quyết triệt để rủi ro tồn hàng, đồng thời để hạn chế chi phí và thời gian vận chuyển qua lại, một vấn đề rất quan trọng với các nhà kinh doanh online. Đây có thể coi là mô hình kinh doanh ít rủi ro và yêu cầu ít vốn đầu tư nhất.

Tuy nhiên ở Việt Nam, khi nhắc đến in theo yêu cầu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cụm từ “In áo theo yêu cầu", “In áo thun", “Bán áo thun". Trên thực tế, các dòng sản phẩm của ngành POD rất đa dạng, và áo thun chỉ là một trong số rất nhiều sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.

Thị trường đang ngày càng mở rộng, đồng nghĩa với việc các loại hình sản phẩm cũng ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn. Các sản phẩm bán chạy hàng đầu khác mà bạn có thể tham khảo như: cốc (mug), đồ trang trí (ornament), thảm trải nhà (rug), khẩu trang (facemask), ảnh treo tường (canvas),...

Theo báo cáo, thị phần của các sản phẩm này trên thị trường chiếm tỉ lệ lớn ngang với sản phẩm áo thun. Và thực tế ghi nhận, có rất nhiều store POD nổi tiếng trên thế giới làm giàu không phải nhờ áo thun mà chính là các sản phẩm được liệt kê ở trên.

Store tham khảo: Gossby

Quy trình kinh doanh Print-On-Demand

Bước 1: Thiết lập cửa hàng online 

Bạn có thể xây dựng cửa hàng online của mình trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopify, Woocomerce, ShopBase,… Đặc điểm nổi bật của các nền tảng này là tiết kiệm chi phí quản lý, có sẵn đầy đủ tất các chức năng cần thiết để tạo dựng một website bán hàng hiệu quả. Bên cạnh đó để tối ưu cửa hàng trực tuyến thì các nền tảng này còn cung cấp những ứng dụng hỗ trợ thêm.

Bước 2: Chọn/Đăng kí với nhà in

Sau khi đã thiết lập được cửa hàng và có một chiến lược bán sản phẩm cụ thể, bạn có thể nghiên cứu và đăng kí sử dụng sản phẩm của nhà in phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Bạn có thể cân nhắc đến các tiêu chí như khoảng cách địa lý giữa nhà in và tệp khách hành chính của bạn, thời gian giao hàng, chi phí giao hàng,…

Bước 3: Thiết kế sản phẩm 

Hãy bắt tay tạo những bản thiết kế bằng các công cụ như Photoshop, Ai. Đồng thời bạn có thể tìm mua các thiết kế với bản quyền thương mại để bán lại. Để tiết kiệm thời gian thiết kế, bạn nên tìm đến các công cụ hỗ trợ hoàn thành thiết kế đơn giản và nhanh gọn. Hiện nay, teeinblue có cung cấp bộ tính năng có thể giúp người dùng tối ưu quá trình thiết kế tốt nhất có thể. Xem ngay tại đây. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều

Bước 4: Đăng bán sản phẩm và tiếp cận khách hàng

Mọi khâu chuẩn bị đã sẵn sàng, giờ bạn đã có thể tự tin đăng bán và quảng bá sản phẩm của mình. Hãy tiến hành các chiến lược Marketing như chạy quảng cáo để thu hút người dùng mua hàng. Các kênh quảng cáo tốt nhất hiện nay là Facebook và Google.

Bước 5: Hoàn thành đơn đặt hàng

Sau khi có đơn hàng, bạn sẽ phải gửi yêu cầu tới phía nhà in để họ chuẩn bị sản phẩm và vận chuyển đơn tới khách hàng. 

Bước 6: Chăm sóc khách hàng 

Để giữ chân khách hàng thì không thể thiếu bước quan trọng cuối cùng là chăm sóc và làm hài lòng khách hàng. Hãy trả lời câu hỏi của khách hàng và giải quyết các khiếu nại nhanh chóng để không ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng của bạn.

Cơ hội và tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp mới vào ngành POD

Trong bối cảnh mô hình kinh doanh POD ngày càng phát triển và trở nên phổ biến, tính cạnh tranh trong ngành cũng ngày càng lớn hơn. Điều này đòi hỏi tất cả doanh nghiệp trong ngành và đặc biệt là những doanh nghiệp mới phải tạo được sự khác biệt và ấn tượng mạnh với người mua hàng.

Cách mang đến sự khác biệt hiệu quả nhất và bền vững nhất là tìm ra thị trường ngách lợi thế của riêng mình. Ngành POD rất rộng và còn rất nhiều ngách con để bạn có thể luồn lách và kiếm lời từ nó.

Một dịch vụ ngách đáng chú ý nhất trong ngành Print-On-Demand hiện nay là cá nhân hoá sản phẩm. Dịch vụ này cho phép người mua được thoải mái thay đổi thiết kế dựa trên những lựa chọn có sẵn trên store của bạn.

Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ các sellers thực hiện tính năng này. Và Teeinblue Product Personalizer là một công cụ chuyên về cá nhân hoá sản phẩm Print-On-Demand hàng đầu trên Shopify. App giúp tối ưu quá trình bán hàng và hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu tối đa khối lượng công việc.

Mặc dù ngành Print-On-Demand đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam và cũng đã xuất hiện khá nhiều những ông lớn sừng sỏ trong ngành, nhưng cơ hội với POD rất nhiều nếu bạn biết nắm bắt và phát triển.