Sự lên ngôi của eCommerce sau Covid-19 và ảnh hưởng tới ngành Print-on-demand

Sự lên ngôi của eCommerce sau Covid-19 và ảnh hưởng tới ngành Print-on-demand

covid 19 e-commerce và print on demand

COVID-19 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN THÓI QUEN MUA SẮM, MẶT HÀNG MUA SẮM

Trong năm vừa qua, không chỉ ngành thương mại điện tử (TMĐT), mà toàn bộ đời sống kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu COVID-19. Tuy nhiên, có lẽ khác với các ngành còn lại, riêng TMĐT lại đón nhận những ảnh hưởng vô cùng tích cực. 

Chính vì những lo ngại sức khỏe và lệnh giãn cách xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới mà những cửa hàng offline dần trở nên vắng khách và bắt buộc phải đóng cửa. Điều này đã mở rộng đường cho sự lên ngôi của thương mại điện tử trên toàn thế giới.

Theo thống kê, trên thế giới, có 2,05 tỷ người đã thực hiện ít nhất một lần mua hàng trực tuyến vào năm 2020. Riêng tại Hoa Kỳ, doanh số từ các nhà bán lẻ và dịch vụ ăn uống từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020 đã giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2019. Nhưng, doanh số bán hàng trên các trang thương mại điện tử đã tăng lên đến 16%. Ở EU, doanh số bán lẻ qua việc đặt hàng qua thư hoặc Internet vào tháng 4 năm 2020 tăng 30% so với tháng 4 năm 2019.

print on demand sau đại dịch covid 19

Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Niesel Việt Nam, COVID-19 khiến người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn 25%. Người dân tăng cường tiêu dùng trong nhà, giảm mua sắm tại các kênh bán hàng truyền thống và tăng tần suất giao dịch trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử.

Nhiều mặt hàng trước đây vốn không thường được giao dịch trực tuyến nhưng hiện tại lại rất đắt hàng. Đặc biệt có thể kể đến như các mặt hàng y tế, phòng dịch. Sau dịch, ngành TMĐT tăng 16% lên 14 tỉ USD, do một bộ phận người dùng đã quen dần và trở nên thích thú với việc mua hàng online, nhận hàng tận nhà. 

Nguyên lý trên có thể áp dụng cho các nước phương Tây sau khi dịch COVID được kiểm soát chặt chẽ và qua đi trong thời gian tới. Khi ấy người dùng đã quen với sự phục vụ tiện ích mà thương mại điện tử mang lại trong suốt thời gian dài vừa qua, họ sẽ khó lòng bỏ được thói quen này. Chính vì vậy, những thay đổi trong thói quen tiêu dùng này sẽ có những tác động lâu dài lên thị trường.

ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP VỚI NGÀNH PRINT-ON-DEMAND

Theo ước tính gần đây từ eMarketer, sự chuyển dịch về hành vi mua sắm đã gây ra sự gia tăng về chi tiêu quảng cáo trên các nền tảng thương mại điện tử. Đó là tin tốt cho những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon.com, công ty đã phát triển mảng kinh doanh quảng cáo của mình với tốc độ chóng mặt trong những năm gần đây.

Công ty Ngân sách chi tiêu quảng cáo ngành TMĐT Thị phần
Amazon 13.2 tỉ USD 76%
eBay 328.3 triệu USD 2%
Etsy 133.2 triệu USD 1%

eMarketer cũng ước tính rằng chi tiêu quảng cáo trên các nền tảng thương mại điện tử sẽ tăng 39%, đạt 17,4 tỷ đô la trong năm nay, chiếm khoảng 12% tổng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số ở Hoa Kỳ. Tăng trưởng chi tiêu trong ngành đang tăng khá nhanh do đại dịch COVID-19.

Những lợi thế tích cực về sự thay đổi thói quen mua hàng online, cộng với sự mạnh tay chi tiêu quảng bá của các platform sẽ tạo một đòn bẩy lớn cho Print-On-Demand phát triển trong năm nay.

Các sản phẩm đang và sẽ nhận được sự quan tâm từ người mua hàng được dự đoán là khẩu trang, canvas, posters và các sản phẩm liên quan đến trang trí nhà (Home & Decoration). Theo thông tin từ Printify, chỉ tính riêng trong tháng 6 năm 2020, lượng đơn đặt hàng mà các store POD Printify đã nhận được là hơn 400.000 đơn đặt hàng, tăng 311% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, cơ hội lớn cũng đồng nghĩa với việc tính cạnh tranh sẽ ngày càng cao. Hãy luôn bắt kịp xu hướng trong ngành và tạo ra những sản phẩm ấn tượng.

Hi vọng những thông tin trên từ teeinblue sẽ giúp bạn có những cái nhìn rõ hơn về ngành thương mại điện tử nói chung và Print-On-Demand nói riêng. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay có thêm thông tin bổ ích về vấn đề này, hãy bình luận ở phía dưới để mọi người cùng thảo luận nhé. Tải xuống Teeinblue Product Personalizer ngay hôm nay để cập nhật những xu hướng POD mới nhất!