Cá nhân hóa sản phẩm là gì? 7 Lợi ích và Xu hướng hiện nay
Cá nhân hóa sản phẩm (product personalization) là quá trình tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân của từng khách hàng. Trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Mỹ, châu Âu, xu hướng bán sản phẩm cá nhân hóa đang bùng nổ mạnh mẽ. Hãy cùng Teeinblue tìm hiểu nhiều hơn về định nghĩa cùng các lợi ích để cân nhắc có nên tham gia vào thị trường này hay không nhé!
Table of Contents
- Cá nhân hóa sản phẩm là gì?
- 7 Lợi ích của cá nhân hóa sản phẩm
- Bán nhiều sản phẩm hơn
- Lợi nhuận cao hơn
- Tăng giá trị cho sản phẩm
- Dễ dàng tạo sự khác biệt trên thị trường
- Mở rộng khách hàng trung thành
- Cải thiện khả năng sáng tạo sản phẩm
- Tối ưu quy trình bán hàng
- Xu hướng cá nhân hóa sản phẩm hot nhất hiện nay
Cá nhân hóa sản phẩm là gì?
Cá nhân hóa sản phẩm liên quan tới quá trình tạo ra các sản phẩm độc nhất dựa trên nhu cầu và sở thích của từng người mua. Theo đó, người bán sẽ cung cấp các sản phẩm có nhiều lựa chọn dành cho khách hàng.
Các lựa chọn phổ biến bao gồm phụ kiện đi kèm, tính năng, màu sắc, kích cỡ, và kiểu dáng. Bên cạnh đó, người mua cũng có thể tùy chỉnh từng chi tiết nhỏ trên thiết kế của sản phẩm, chẳng hạn như chữ, hình ảnh, bản đồ, clipart, v.v.
Ví dụ về sản phẩm cá nhân hóa print-on-demand (Nguồn: Cửa hàng Demo của Teeinblue Product Personalizer)
Việc bán sản phẩm cá nhân hóa khác với cá nhân hóa marketing (marketing personalization). Quá trình này không sử dụng công cụ thu thập, phân tích dữ liệu để tự động đề xuất những sản phẩm, dịch vụ phù hợp như cá nhân hóa marketing. Thay vào đó, để kinh doanh sản phẩm cá nhân hóa, trước tiên, người bán cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Sau đó, khách hàng sẽ tùy chỉnh mặt hàng đó theo ý muốn.
Dù vậy, cả hai phương pháp này đều giúp người bán gia tăng sự kết nối với người mua và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cùng Teeinblue khám phá thêm tầm quan trọng của cá nhân hóa sản phẩm trong phần nội dung tiếp theo nhé!
7 Lợi ích của cá nhân hóa sản phẩm
Tạo ra các sản phẩm cá nhân hóa mang lại nhiều tác động tích cực cho doanh nghiệp, từ tăng doanh thu, lợi nhuận đến tăng độ cạnh tranh trên thị trường. Đây là ngách kinh doanh lý tưởng cho cả người mới bắt đầu và người đã có kinh nghiệm bán hàng trực tuyến bởi những lý do sau đây!
Bán nhiều sản phẩm hơn
Nhu cầu mua sắm sản phẩm cá nhân hóa ngày càng gia tăng. Theo Verified Market Research, thị trường cá nhân hóa quà tặng có thể đạt giá trị tới 53.08 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt tới 9.69%.
Bên cạnh đó, sản phẩm cá nhân hóa có thể dễ dàng thiết kế và bán vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày kỷ niệm, ngày lễ, Tết, Giáng Sinh,… Người mua cũng tìm kiếm nhiều sản phẩm này cho các sự kiện thể thao, âm nhạc, team building,…
Các quà tặng cá nhân hóa có doanh thu nhiều và ổn định
Nguyên nhân thúc đẩy doanh thu còn đến từ việc người mua có thể chọn sản phẩm theo đúng mong ước của họ. Thay vì chỉ cung cấp một chiếc áo thun chỉ có một màu sắc, bạn có thể mang tới nhiều lựa chọn hơn để đáp ứng nhiều sở thích khác nhau cùng lúc.
Lợi nhuận cao hơn
Thống kê từ một số thương hiệu lớn (Chanel, Ferrari, Nike,…) áp dụng chiến lược bán sản phẩm cá nhân hóa cho thấy, tỷ suất lợi nhuận gộp có thể lên tới 30%-80%. Ngoài ra, 53% doanh nghiệp được hỏi cho rằng, bán sản phẩm có thể tùy biến giúp họ gia tăng lợi nhuận (Tech-Clarity, 2019).
Việc cá nhân hóa sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh trong thời đại công nghiệp hóa, khi mà hàng hóa được sản xuất hàng loạt. Bằng cách tạo ra các sản phẩm độc nhất, bạn có thể thu hút khách hàng muốn khẳng định sự khác biệt giữa đám đông. Và họ cũng thường sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm này.
Tăng giá trị cho sản phẩm
Việc sản xuất các sản phẩm cá nhân hóa yêu cầu nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm mang tính độc quyền, tính duy nhất, tính kết nối và tương tác cao giúp khách hàng có thiện cảm với thương hiệu và cảm thấy được quan tâm. Từ đó, họ sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho nó.
Dễ dàng tạo sự khác biệt trên thị trường
Sự đặc trưng trong phong cách thiết kế, tính năng, trải nghiệm tự tay thiết kế sản phẩm,… góp phần tạo nên ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Việc này giúp thương hiệu của bạn dễ dàng khắc sâu trong tâm trí khách hàng. Và bạn sẽ trở thành một trong những lựa chọn đầu tiên khi họ có nhu cầu mua sắm.
Mở rộng khách hàng trung thành
Tạo được kết nối cảm xúc tích cực với người mua hàng, bạn có thể kiếm được thu nhập gấp tới 5.7 lần. Khi để người mua trực tiếp tham gia vào thiết kế sản phẩm cá nhân hóa, họ sẽ cảm thấy được đối xử một cách đặc biệt. Họ sẽ không chỉ quay lại mua hàng mà còn giới thiệu thương hiệu, cửa hàng của bạn cho người thân và bạn bè.
Cải thiện khả năng sáng tạo sản phẩm
Bán sản phẩm cá nhân hóa yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu, sở thích và hành vi tiêu dùng của người mua. Sự am hiểu này có thể khơi nguồn nhiều ý tưởng độc đáo cho sản phẩm.
Phương pháp kinh doanh này cũng giúp doanh nghiệp thử nghiệm tính năng, thiết kế của sản phẩm mới dễ dàng mà không mất quá nhiều chi phí. Nhờ đó, bạn có thể cải tiến sản phẩm nhanh chóng hơn.
Tối ưu quy trình bán hàng
Thay vì đặt ra nhiều câu hỏi trong quá trình tư vấn, đưa ra đa dạng lựa chọn giúp khách hàng mua sản phẩm nhanh chóng hơn. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian, đồng thời cải thiện dịch vụ bán hàng với đội ngũ tinh gọn nhất.
Xu hướng cá nhân hóa sản phẩm hot nhất hiện nay
Trên thế giới, rất nhiều thương hiệu lớn đã cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn để tạo nên sản phẩm của riêng họ. Các xu hướng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Cá nhân hóa tính năng, cấu tạo, kích cỡ, màu sắc sản phẩm, phổ biến ở trong lĩnh vực kỹ thuật, ô tô,…
- Cá nhân hóa thiết kế sản phẩm: thiết kế chữ, clipart, bản đồ, hình ảnh 2D, 3D hoặc bất kỳ phong cách nào.
Xem thêm: 15 ví dụ về sản phẩm cá nhân hóa thành công nhất
Hiện nay, mô hình bán sản phẩm cá nhân hóa print-on-demand đang là mô hình kinh doanh đơn giản và đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Mô hình này sở hữu nhiều ưu điểm:
- Rủi ro thấp nhưng có chỉ số ROI cao (tỉ lệ giữa lợi nhuận và chi phí đầu tư).
- Chi phí bắt đầu thấp, không mất phí xây dựng và quản lý kho hàng, nhà máy,…
- Rất nhiều sản phẩm sẵn sàng để cá nhân hóa và in ấn.
- Dễ dàng chuyển đổi, cải tiến thiết kế cho sản phẩm.
- Quy trình bán hàng nhanh gọn, có tính tự động hóa cao.
Mô hình kinh doanh online cá nhân hóa print-on-demand
Như vậy, cá nhân hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm độc quyền, tăng sự gắn kết với khách hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu. Cá nhân hóa sản phẩm là chiến lược quan trọng giúp bạn trở nên khác biệt trong thị trường e-Commerce hiện nay. Tham gia ngay Cộng đồng Cá nhân hóa POD tại Việt Nam của Teeinblue để có thêm nhiều góc nhìn thú vị và thảo luận thêm về chủ đề này nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Print-on-demand là gì? Lưu ý quan trọng người mới bắt đầu cần nắm
4 ngách print-on-demand bán chạy nhất thị trường hiện nay
Cách chọn nhà in print-on-demand phù hợp nhất với cửa hàng của bạn
Tags:
vie